Cà phê đặc sản là gì? Khác gì với cà phê thương mại?

Cà phê specialty hay còn được biết với cái tên “cà phê đặc sản”. Khác với các loại cà phê thương mại trên thị trường, để sản xuất ra những loại cà phê này chúng đã phải trải qua một quy trình khá phức tạp. Từ đó, cho ra đời những hương vị vô cùng đặc biệt trong từng giọt cà phê. Vậy specialty coffee là gì? Khác biệt như thế nào với cà phê thương mại? Hãy cùng Aeroco Coffee tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây nhé!

Các loại cà phê đặc sản của cà phê việt nam có gì đặc biệt?
Các loại cà phê đặc sản của cà phê Việt Nam có gì đặc biệt?

Cà phê đặc sản là gì?

Khái niệm “Specialty coffee” ra đời vào những năm 1970 đã mở ra một làn sóng mới cho những loại cà phê được “chăm sóc” đặc biệt. Khi đó cho ra đời những hạt cafe với hương vị và chất lượng tuyệt vời nhất.

Một trong những định nghĩa đầy đủ nhất khi đề cập đến cà phê đặc sản tại Việt Nam có thể nhắc đến cà phê specialty.

“Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI)”.

Không chỉ đơn thuần đề cập về một loại cà phê, cà phê đặc sản là loại được đảm bảo rất nhiều yếu tố trong một chuỗi sản xuất. Từ đó, đưa ra những loạt cafe đảm bảo nhất về chất lượng cũng như hương vị. Đây cũng là một trong những lí do khiến loại cafe này có một chỗ đứng rất cao trong thị trường sản xuất cafe hiện nay.

“Specialty coffee” là những loại có giống thuần được “chăm sóc” đặc biệt
“Specialty coffee” là những loại có giống thuần được “chăm sóc” đặc biệt

Tiêu chuẩn đạt chuẩn cà phê đặc sản

Để những hạt cafe trở thành cà phê đặc sản (hay còn được gọi là cà phê thượng hạng) thì cần phải đạt đủ các điều kiện sàng lọc của SCA (Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới) về chất lượng trong tất cả các công đoạn.

Các điều kiện cần để trở thành cà phê đặc sản của SCA cần có dựa vào các tiêu chí:

  1. Có nguồn gốc từ nông trại tiềm năng và nguồn giống tốt;
  2. Các khâu thu hái, chế biến và bảo quản phải đúng phương pháp;
  3. Trong quá trình chiết xuất (pha chế) chuẩn mực.

Sau khi đáp ứng các điều kiện cần, điều kiện đủ để trở thành cà phê đặc sản chuẩn SCA cần đủ điểm trên 80 điểm Cupping. Điểm Cupping được biết là điểm đánh giá chất lượng hương vị theo SCA.

Sự khác biệt của cà phê đặc sản khác với cà phê thương mại

Khác với các loại cà phê đặc sản cần phải dựa vào nhiều tiêu chuẩn đặc biệt. Cà phê thương mại lại không mang một tiêu chuẩn cụ thể nào về chất lượng. Đa số chỉ dựa vào đánh giá của người thưởng thức cafe. Để phân biệt của hai loại cà phê này có thể dựa vào bảng dưới đây để nhìn ra rõ sự khác biệt nhất.

Tiêu chuẩn phân biệtCà phê đặc sảnCà phê thương mại
Đặc trưng về giốngChỉ sử dụng giống cà phê chè (Arabica) phân khúc cao cấpSử dụng các giống cà phê vối hoàn toàn (Robusta) hoặc phối trộn các loại Arabica (phân khúc thấp) và Robusta
Tính minh bạch trong nguồn gốc
Tính minh bạch trong nguồn gốcĐược xác định chặt chẽ từ nguồn gốc nông trại trồng ra loại cà phê đặc sản (khu vực chính xác nơi trồng phải được truy xuất rõ ràng)
Các thông tin như :giống, độ cao trồng, loại đất, canh tác, cách sơ chế, mức rang,… cũng cần được cung cấp chi tiết trước khi được bán trên thị trường.
Chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản như: giống, công cụ pha,.. được ghi trên bao bì sản phẩm.
Mức độ rang của cafeĐược rang theo phong trào “làn sóng thứ ba” (một cách rang thủ công đặc biệt) và giữ được mức độ vừa cũng như độ tươi mới nhất của cà phê.
Trong quá trình rang không thêm bất kì phụ gia nào nhằm giữ được hương vị nguyên bản nhất của từng loại hạt cafe.
Được rang với gu rang đậm hoặc đến khi hạt cà phê tối màu.Trong quá trình rang có ướp thêm một số hương vị khác nhằm tăng mùi vị của cafe.
Thời gian thưởng thức sau khi chế biếnTốt nhất sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi rang mới cảm nhận được trọn vẹn của cà phêCó thể dùng ngay sau từ 1-2 ngày rang
Độ tiện lợiChỉ có một số cửa hàng uy tín mới cung cấp những loại cà phê đặc sản này.Có mặt ở hầu hết ở các siêu thị, cửa hàng và trong các quán cà phê,…
Giá cả trung bìnhTheo thống kê, hiện nay mức giá dao động từ 35$ đến 65$ (tương đương 800,000vnd – 1,500,000vnd).
Ngoài ra mức giá của các loại cà phê này qua các buổi đấu giá có những loại lên tới 1000 $/1kg hạt xanh.
Tùy thuộc vào loại cafe thuần hay trộn mà mức giá sẽ phân tầm giá khác nhau tùy theo phân khúc.
Nhưng tầm giá thấp nhất sẽ từ 5$ cho một ký cà phê phối trộn đã rang (Blend).
Đối tượng khách hàngChủ yếu là những “mọt” cà phê hoặc tín đồ cà phê có niềm đam mê khám phá, tìm hiểu, học hỏi, đi tìm niềm cảm hứng.Sử dụng phổ biến với diện rộng ở rất nhiều phân khúc khách hàng khác nhau từ những người có thu nhập thấp đến cao.

Các tiêu chí chọn cà phê đặc sản trong giai đoạn sản xuất vô cùng khắt khe

Để lựa chọn ra những hạt cafe để làm nên “cà phê đặc sản” những hạt cafe đều được tuyển chọn từ những giống đặc biệt nhất. Với quy trình chọn lọc nghiêm ngặt, các hạt cafe đều phải được hái bằng tay. Lựa chọn từng trái chín đỏ để cho ra những mẻ cafe Specialty tinh túy nhất.

Ngoài ra, các yếu tố như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu,… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị đặc trưng từng loại cafe. Cùng một giống Arabica nhưng nếu được trồng tại những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau thì tùy vùng sẽ cho ra được những loại phân khúc khác nhau.

Tại Việt Nam, cà phê đặc sản thường được trồng tại một số vùng đặc biệt của 8 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên, Đà Lạt, Quảng Trịnh. Những nơi này thuộc những vùng khí hậu đặc biệt, do đó mà đã được lựa chọn để canh tác trồng các loại cà phê đặc sản.

Phương pháp chế biến đặc biệt để chế biến cà phê đặc sản

Không chỉ được lựa chọn bởi những tiêu chí vô cùng khắt khe và có những quy trình “chăm sóc” đặc biệt mới tạo nên những đặc sản cà phê. Mà các phương pháp để chế biến loại cà phê này cũng sẽ cầu kỳ không kém. Có 3 phương pháp phổ biến chế biến cà phê specialty là:

  • Phương pháp chế biến ướt: Một trong những cách chế biến đơn giản và phổ biến nhất dùng để chế biến cà phê specialty. Quả cà phê tươi sau quá trình thu hoạch sẽ được đem tách lấy hạt. Sau đó, phần hạt sẽ được mang đi ngâm vào trong một bể nước đến khi được lên men. Khi được lên men phần nhớt trong nước sẽ bị loại bỏ. Tiếp tục tiến hành đưa qua máng nhằm rửa trôi phần nhớt còn sót lại. Cuối cùng hạt sẽ được mang đi phơi nắng và tiến hành rang xay.
  • Phương pháp chế biến khô: Là một trong những cách chế biến rất tiết kiệm thời gian và công sức. Hạt cà phê sau khi được thu hoạch về sẽ được mang đi phơi khô trực tiếp. Thời gian phơi sẽ rơi vào từ 1 – 4 tuần tùy vào lượng ánh mặt trời. Những hạt cafe này sau khi phơi đủ độ khô sẽ được mang đi tách hạt và xay.
  • Phương pháp chế biến “mật ong”: Với phương pháp này đòi hỏi người chế biến cần có kỹ thuật để có thể giữ được lớp “bọc nhầy” giữa phần thịt và hạt cà phê. Thường kỹ thuật này được làm rất khéo léo để hạt cà phê khi mang đi phơi sẽ hấp thu được vị ngọt như mật ong của lớp nhầy này. Do đó, để thực hiện được phương pháp này cần phải là những người trồng và kinh nghiệm chế biến cà phê lâu năm mới thực hiện được.
Sau khi trải qua công đoạn chế biến các thành phẩm sẽ được mang đi kiểm định chất lượng theo SCA
Sau khi trải qua công đoạn chế biến các thành phẩm sẽ được mang đi kiểm định chất lượng theo SCA

Trên đây là những thông tin mà Aeroco Coffee cung cấp cho bạn về một trong những loại cà phê đặc biệt mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp những người yêu thích cà phê có thêm những thông tin hữu ích nhất.

Trang chủ
Chứng nhận
Đặc sản
Trải nghiệm
Liên hệ