Khám phá các dòng hạt cà phê Arabica chất lượng ở Việt Nam

Arabica cùng với Robusta là hai dòng cà phê hạt phổ biến và được dùng chủ yếu cho pha chế cà phê hiện nay. Tuy nhiên, cà phê Arabica còn được phân thành nhiều giống và có những đặc điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về những loại hạt cà phê arabica cao cấp cũng như cách phân biệt và lựa chọn được những sản phẩm phù hợp, hãy cùng Aeroco tham khảo thông tin bên dưới nhé!

1. Tìm hiểu qua về hạt cà phê arabica

Cà phê Arabica có tên gọi tiếng Việt là cà phê Chè bởi đặc điểm thân thấp và lá nhỏ giống như cây chè. Được biết, đây là giống cà phê được người Pháp trồng đầu tiên ở nước ta. Cà phê Arabica là giống cà phê phổ biến, chiếm hơn 60% tổng sản lượng trên Thế giới.

Trong họ cà phê, Arabica còn được chia thành nhiều giống khác nhau như: Typica, Bourbon, Caturra, Catimor… Và hầu như chúng đều được đánh giá là những loại cà phê hảo hạng nhất với vị chua thanh, hậu ngọt, phảng phất hương vị trái cây nhiệt đới.

Đặc điểm sinh học của giống cà phê Arabica thích hợp với những vùng đất khí hậu ôn đới với nhiệt độ từ 15-25 độ C, cao trên 1000m. Chính vì vậy, chúng thường được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ.

Khám phá các dòng hạt cà phê Arabica chất lượng ở Việt Nam
Cây cà phê Arabica được trồng tại Đà Lạt

2. Các giống cà phê arabica chất lượng ở Việt Nam

Catimor

Được biết, Catimor là giống cà phê được lai tạo từ hai giống Caturra và Timor (Timor lại là sự lai tạo giữa dòng robusta với arabica), có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha.

Với đặc tính dễ dàng thích nghi với khí hậu Việt Nam, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh. Nên Catimor thường được trồng phổ biến hơn so với chủng Bourbon và Typica. Hiện nay, Catimor phân bổ chủ yếu ở các vùng nguyên liệu cà phê lớn trên cả nước như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, giống cà phê này được một số chuyên gia đánh giá là khi rang xay cho phẩm chất nước uống chưa cao, hạt nhỏ và bầu. Nên chưa thể thỏa mãn được thị trường xuất khẩu hoặc những khách hàng có yêu cầu cao về “ngoại hình”.

Typica

Typica là giống cà phê nổi tiếng thơm ngon bậc nhất vùng Cầu Đất – Đà Lạt. Hạt cà phê Typica có chất lượng tuyệt hảo, chinh phục được vị giác khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do năng suất thấp nên giống cà phê này có số lượng khá ít tại Việt Nam, giá thành cao hơn so với những giống cà phê khác trên thị trường.

Bourbon

Arabica Bourbon là một trong những giống cà phê đầu tiên được thực dân Pháp du nhập vào Việt Nam từ những năm 1975. Loại cà phê này lúc đó chỉ được phục vụ cho tầng lớp quý tộc, thượng lưu sang trọng bởi hương vị quý phái, tao nhã và hảo hạng mà nó mang lại.

Đây là dòng cà phê hảo hạng, được đánh giá có chất lượng sánh ngang với những loại “specialty coffee” trên thế giới. Giống Arabica Bourbon này được trồng và phát triển tại các xã Xuân Thọ và Xuân Trường thuộc vùng Cầu Đất, Đà Lạt.

Hạt cà phê Arabica Bourbon từ lâu đã chinh phục được “tín đồ cà phê” nhờ hương thơm quyến rũ đầy lưu luyến và vị ngọt hậu kéo dài. Cà phê khi rang ở nhiệt độ vừa phải sẽ cho ra một thức uống chua nhẹ, mùi rượu vang. Đó là lý do tại sao chúng được mệnh danh là “Bà hoàng của các loại cà phê”.

Catuai

Nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị khi được tận mắt trông thấy giống cà phê chín có hạt hàng ươm được trồng tại những vùng nguyên liệu cà phê ở Việt Nam. Màu vàng cũng chính là đặc trưng không thể trộn lẫn của giống cà phê Catuai.

Catuai được lai tạo từ nhiều giống cà phê khác nhau và được du nhập từ Cuba vào những năm 1980. Chúng có nhân cà phê tròn trịa, giống hạt cà phê Catimor. Giống Catuai được lai tạo từ hạt cà phê Caturra (đặt theo tên một thị trấn ở Brazil) – một biến thể của Bourbon (Arabica thuần chủng) với dòng cà phê Mundo Novo (dòng lai tạo giữa hai dòng Arabica thuần chủng là Bourbon và Typica).

Khám phá các dòng hạt cà phê Arabica chất lượng ở Việt Nam
Người dân đang thu hoạch những quả cà phê vàng ươm

Chủng cà phê này thừa hưởng đặc tính di truyền từ giống lai gốc Caturra nên khả năng chịu sâu bệnh và sương muối rất kém. Do đặc tính như vậy mà chủng cà phê này cũng không còn được duy trì nhiều nữa mà chỉ lác đác vài vườn và người dân thu hoạch lẫn với giống Catimor để bán. Nhân của giống cà phê Catuai có dạng tròn nhưng tỷ lệ xuất hiện hạt dài, có thể là do không có sự đồng nhất về giống được trồng.

2. Tại sao cà phê arabica có giá cao trên thị trường?

Trên thị trường hiện nay, bàn về chất lượng, cà phê Arabica được đánh giá cao hơn Robusta về hương vị và nhu cầu thị trường nước ngoài. Dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân xanh lớn thứ 2 trên thế giới nhưng quy mô và sản lượng trồng của Arabica trên cả nước chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích vùng nguyên liệu. Đó cũng là một trong những lý do khiến giá bán cà phê Arabica cao hơn Robusta. Tuy nhiên, tuỳ vào gu thưởng thức của mỗi người nên không thể đánh giá loại cà phê nào ngon hơn.

Khám phá các dòng hạt cà phê Arabica chất lượng ở Việt Nam
Cà phê arabica rang xay có giá trị kinh tế cao

Nguyên nhân hạn chế sản lượng Arabica ở Việt Nam phần nhiều liên quan đến điều kiện thời tiết và địa hình của nước ta, không phù hợp với loại cà phê này. Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chương trình nghiên cứu nhằm lai tạo những giống cà phê Arabica tốt, chống chịu sâu bệnh, sản lượng cao để áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

Trang chủ
Chứng nhận
Đặc sản
Trải nghiệm
Liên hệ