Cold Brew hay ủ lạnh là phương pháp pha cà phê không sử dụng đến nước nóng hay nhiệt độ cao. Phương pháp này vô cùng đơn giản, chỉ cần ngâm cà phê đã xay trong nước nguội rồi ủ từ 6 – 24 giờ.
Cold Brew đang dần trở thành một xu hướng được các tiệm trà, cà phê đón nhận trong vài năm gần đây. Loại cà phê này nổi tiếng bởi hương vị tinh tế nhờ cách pha khác thường, vị mới lạ, ít chua, ít đắng và hạn chế mùi thơm đặc trưng hơn so với việc cà phê được pha bằng nước nóng.
Cold Brew đang dần trở thành một xu hướng được các tiệm trà, cà phê đón nhận trong vài năm gần đây. Loại cà phê này nổi tiếng bởi hương vị tinh tế nhờ cách pha khác thường, vị mới lạ, ít chua, ít đắng và hạn chế mùi thơm đặc trưng hơn so với việc cà phê được pha bằng nước nóng.
Nguồn gốc cà phê Cold Brew
Hình thức pha cà phê Cold Brew bắt nguồn từ Hà Lan. Vào thời xưa, các thủy thủ Hà Lan đã mang theo cà phê trong những chuyến đi biển dài ngày. Do phải tiết kiệm nguyên liệu đốt nên cà phê không được chế biến theo cách thức thông thường mà được ngâm trong các bình chứa nước và được cất giữ dưới khoang tàu.
Cách thức này cho phép các thủy thủ bảo quản cà phê trong thời gian dài hơn, ít tốn diện tích hơn tuy nhiên hương vị lại khác với loại cà phê pha nóng.
Phương pháp này sau đó được các thương nhân Hà Lan mang đến xứ sở hoa anh đào. Người Nhật lúc bấy giờ cảm thấy thích thú với hương vị đặc sắc của món cà phê ngâm nước lạnh nên đã học hỏi cách thức pha chế và phổ biến rộng rãi.
Sau thời gian thử nghiệm và nghiên cứu, người Nhật nhận thấy việc chiết xuất lượng nhỏ cà phê sẽ khiến thức uống dễ uống hơn việc ngâm lượng lớn cà phê trong nước. Một chuyên gia pha chế ở Kyoto (Nhật Bản) đã sáng chế ra dụng cụ bình 3 tầng để chiết cà phê. Chúng dần dần được ưa chuộng và trở nên nổi tiếng, trở thành thức uống quen thuộc của Kyoto.
Sự khác biệt của pha lạnh và pha nóng
Sự khác biệt trong cách pha chế không chỉ mang lại cho cà phê hương vị riêng mà còn thay đổi các dưỡng chất có bên trong hạt cà phê.
Với cách pha nóng: Pha cà phê bằng cách cho nước nóng (gần sôi) đi qua cà phê với một lực nhất định để chiết xuất cà phê. Cách này có ưu điểm là thời gian pha chế nhanh, nhiệt độ cao sẽ khiến các chất trong cà phê hòa tan nhanh hơn, mang lại hương vị đậm đà.
Còn bằng phương pháp ủ lạnh, cà phê sau khi đã hoàn thành sẽ chứa lượng axit ít hơn, tạo hương vị dịu nhẹ và ít chua hơn cà phê pha nóng. Nhờ đó cà phê pha lạnh sẽ không gây cảm giác xót ruột sau khi uống.
Cũng chính vì ít axit nên cà phê pha lạnh sẽ có vị ngọt hơn, do đó có thể thưởng thức mà không cần thêm đường hay sữa.
Những câu hỏi thường gặp khi pha Cold Brew
Pha Cold Brew nên dùng hạt cà phê nào?
Cà phê nào cũng làm được Cold Brew được hết. Thông thường sẽ có hai loại hạt cà phê chính là: Hạt cà phê Arabica và hạt cà phê Robusta.
Với dòng hạt cà phê Robusta, ly cà phê Cold Brew sẽ có được một hương vị cổ điển với chút đắng tinh tế cùng vị ngọt hậu đậm đà. Món này sẽ vô cùng phù hợp khi được uống cùng với sữa đặc hay sữa tươi để tạo ra nâu đá hay bạc xỉu.
Nên ngâm bao nhiêu nước và trong bao lâu?
Tỷ lệ cà phê/nước pha Cold Brew hay được lựa chọn là 1:10 (Mỗi 1gam cà phê pha với 10ml nước). Bạn có thể điều chỉnh con số này dựa vào khẩu vị và nhu cầu của mình.
Nếu bạn muốn uống Cold Brew thay nước lọc giải khát thì tỷ lệ 1:15 – 1:17. Còn nếu bạn muốn pha Cold Brew cốt đặc để uống cùng sữa thì tỷ lệ 1:5-1:6 sẽ phù hợp hơn.
Còn về thời gian ngâm ủ, từ 6- 24 giờ là con số được phần lớn mọi người khuyên dùng. Tuy nhiên, mỗi loại hạt cà phê, mỗi mức rang, mỗi cỡ xay cà phê sẽ cần có một thời gian ngâm ủ phù hợp.
Nên uống nguyên chất hay thêm cùng sữa, đường, trái cây…?
Nếu bạn muốn uống những hương vị cà phê thuần khiết, nguyên bản nhất thì uống nguyên chất. Nếu bạn muốn nhiều người có thể thưởng thức được cà phê mình pha hơn thì có thể thêm một chút sữa tươi, lát chanh, vải ngâm, sấu ngâm, đào ngâm… để cảm nhận được nhiều hương vị mới lạ.