Rang cà phê và những điều cần biết

Cà phê đã và đang trở thành thức uống phổ biến trong cuộc sống trên khắp thế giới. Cà phê chúng ta thường uống là từ hạt nhân của quả cà phê đã được rang lên. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao phải rang cà phê? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

1. Tại sao phải rang cà phê?

Khác với các loại hạt ngũ cốc khác như hạnh nhân, hạt điều,… dùng để ăn trực tiếp, người ta thường xay cà phê thành bột và pha thành thức uống. Nếu bạn sử dụng hạt sống để pha chế, tách cà phê sẽ có vị rất đắng, nhiều axit chua, thậm chí có mùi vị ngái và không thể uống được. Để khắc phục điều này, người ta rang hạt cafe lên trước khi pha chế. Khi rang cà phê, những hậu vị tiềm ẩn của hạt cà phê sẽ lộ rõ. Điểm đặc biệt nhất của hạt cafe sau khi rang chính là hương thơm và vị đắng vừa phải.Rang cà phê và những điều cần biết

2. Rang cà phê là gì?

Quả cà phê chín sau được chế biến theo các phương pháp thích hợp chỉ giữ lại phần nhân là hạt cà phê. Rang cà phê là quá trình sử dụng nhiệt tác động làm thay đổi tính chất bên trong của hạt cà phê.

Trong khi rang, nước trong hạt cafe liên tục tách ra và bốc hơi, làm cho hạt khô đi và giảm trọng lượng của hạt. Hạt cà phê lúc này tỏa ra một hương thơm đặc trưng, nhẹ nhàng mà quyến rũ.

Ở mức nhiệt 240 – 250 độ C, hạt cà phê sẽ đạt thể tích tối đa, kích thước nở ra lên tới 50 – 100% so với hạt ban đầu. Hạt cà phê trở nên giòn, xốp và dễ xay.

Người ta rang cafe bởi những hậu vị đặc biệt nhất của cà phê: mùi thơm đặc trưng, vị đắng, vị chua và cả một chút vị béo đều được lộ ra sau khi rang. Tuy nhiên, những hương vị tốt nhất sẽ mất dần đi sau khi bạn rang khoảng 1 tuần. Vì vậy việc bảo quản cafe sau khi rang là vô cùng quan trọng.

3. Các cấp độ rang cà phê

Khác với khi rang các loại hạt ngũ cốc khác, chúng ta rất khó có thể đánh giá độ chín của hạt cafe dựa vào sự chuyển màu. Chỉ có những người rang cà phê dày dặn kinh nghiệm mới có thể dựa vào thay đổi màu sắc để đọc được hạt cà phê đã chín hay chưa, hoặc đã đạt được chất lượng người rang mong muốn. Hạt cafe khi rang sẽ chuyển từ màu nâu nhạt sang đậm dần, thậm chí chỉ chênh lệch vài giây, hương vị cà phê cũng có sự thay đổi lớn.

3.1 Cafe rang nhạt

Cà phê rang nhạt (Light) được rang ở nhiệt độ 195 – 210 độ C, đây là giai đoạn nổ đầu tiên, hạt cà phê nổ và nở ra, caramel hóa ở 190 độ C.

Hạt cafe khi rang ở cấp độ này có tính acid cao, nhẹ, hương vị chưa thật sự rõ ràng nhưng đa dạng và phong phú, mang vị đắng của hạt khi còn xanh, là hương vị tự nhiên của hạt cafe. Mắt thường nhìn có cảm giác hạt khô.

3.2 Hạt cafe rang vừa

Hạt cafe rang vừa (Medium) ở 210 – 220 độ C, lúc này các hương vị đặc trưng bắt đầu xuất hiện. Tính acid trong hạt giảm dần, đường bị Caramel hóa, xuất hiện hương cà phê rang đặc trưng. Hạt khô, vị ngọt tăng dần, vị đắng dịu, hương thơm đa dạng.

3.3 Cafe rang nâu

Cafe rang nâu (Full roast) ở 220 – 230 độ C, hạt cà phê bước vào giai đoạn nổ thứ hai. Bạn có thể nhìn thấy độ bóng của hạt cà phê bởi chúng bắt đầu đổ dầu, hương Dark Roast xuất hiện làm mất dần hương vị đặc trưng của cà phê. Cafe rang ở cấp độ này có hương caramel, vị đắng đậm, vị ngọt giảm dần và mất hẳn vị chua.

3.4 Cafe rang đậm

Cấp độ rang cafe cao nhất là rang đậm (Double Roast) ở 240 – 250 độ C, hạt cafe nở tối đa, dầu đổ ra nhiều hơn. Giai đoạn Caramel kết thúc, hạt chuyển dần màu đen và cháy khét.Chỉ còn hương vị của cafe rang đặc trưng, vị ngọt và chua biến mất, chỉ còn vị đắng khá gắt.

Thời gian và nhiệt độ là những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hạt cafe để nắm giữ được hương vị mong muốn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn có thể chọn cho mình loại hạt cafe rang thích hợp với bản thân và gia đình.

Trang chủ
Chứng nhận
Đặc sản
Trải nghiệm
Liên hệ